Một số loại cây chứa các thành phần kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên nên được nhiều bệnh nhân sử dụng để hỗ trợ viêm xoang. Dưới đây là 10 cây thuốc dễ kiếm đang được dân gian tin dùng.
1. Thảo dược lá lốt
Lá lốt là một trong những thảo dược chữa viêm xoang được nhiều người tin dùng. Loại cây này được trồng khá phổ biến để dùng trong nấu ăn và làm thuốc chữa bệnh.
Trong thành phần của lá cây chứa nhiều tinh dầu, bao gồm các hoạt chất quý như piperin hay piperidin. Chúng hoạt động như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, đồng thời giảm hiện tượng sưng viêm, phù nề ở niêm mạc mũi xoang.
Y học cổ truyền cũng ghi nhận, lá lốt có tính ấm, giúp tán hàn, giảm đau, tiêu thũng. Sử dụng thảo dược này đúng cách sẽ giúp giảm đau nhức mũi xoang, cải thiện các triệu chứng xổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu và tăng cường dẫn lưu xoang, làm đường thở thông thoáng hơn.
Cách 1: Dùng lá lốt làm thuốc xông
- Chuẩn bị: 1 nắm cây lá lốt ( dùng cả thân và lá), 1 cái khăn tắm to bản
- Rửa sạch lá lốt rồi đem nấu sôi với 1 lít nước trong 10 phút
- Khi nước còn nóng, gạn ra một cái chậu nhỏ
- Đưa mặt lại gần chậu nước rồi trùm khăn che kín phần đầu để hơi nước không thoát ra ngoài
- Hít thở đều đặn cho các hoạt chất trong lá lốt đi theo hơi nước vào sâu trong xoang bị nhiễm trùng và phát huy tác dụng diệt khuẩn, giảm viêm.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 10 phút
Cách 2: Dùng lá lốt làm thuốc nhỏ mũi
- Chuẩn bị 4 – 5 cái lá lốt
- Rửa sạch thảo dược, bỏ vào nước muối pha loãng ngâm 15 phút rồi vớt ra để ráo nước
- Giã nát lá lốt và vắt lấy nước cốt lần lượt nhỏ vào mỗi bên lỗ mũi 1 – 2 giọt
- Sau khoảng 3 phút, xì nhẹ để đẩy hết dịch mũi ra ngoài rồi
- Áp dụng đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp xoang mũi bớt đau nhức và thông thoáng hơn.
2. Thảo dược cây ngũ sắc
Cây ngũ sắc (hay còn gọi là hoa cứt lợn) là một loại cỏ mọc hoang nên rất dễ kiếm, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Trong cây chứa nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu như precocene I hay ageratocromen. Chúng có khả năng ức chế sự phát triển của một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm viêm, giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm xoang một cách tự nhiên.
Dân gian thường thu hái cây ngũ sắc về làm bào chế thành thuốc nhỏ mũi hoặc phối hợp cùng các thảo dược khác làm thuốc sắc uống chữa viêm xoang.
Cách 1: Bài thuốc nhỏ mũi chữa viêm xoang từ cây ngũ sắc
- Lá cây ngũ sắc sau khi hái về bạn đem rửa qua nhiều lần với nước rồi ngâm cùng nước muối pha loãng 15 – 20 phút
- Bỏ dược liệu vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt
- Để trị viêm xoang, bạn chỉ cần lấy 1 miếng bông gòn nhúng vào trong nước lá ngũ sắc rồi nhét vào bên mũi có xoang bị viêm
- Giữ nguyên khoảng 15 phút. Dưới tác dụng của các hoạt chất trong lá ngũ sắc, dịch nhầy trong mũi sẽ được làm loãng, giúp bạn dễ dàng xì ra ngoài
- Lặp lại mỗi ngày 2 lần để tình trạng nhiễm trùng trong xoang nhanh chóng thuyên giảm.
Cách 2: Cây ngũ sắc kết hợp với các thảo dược khác
- Chuẩn bị 30 gram cây ngũ sắc, 12 gram quả ké đầu ngựa và 20 gram kim ngân hoa
- Tất cả rửa sạch rồi bỏ vào trong ấm sắc cùng 4 bát nước
- Đun sôi ấm thuốc, vặn nhỏ lửa, tiếp tục sắc đến khi nước trong ấm cạn còn 2 bát
- Gạn ra chia uống ngày 3 lần khi thuốc còn ấm
3. Dược liệu gừng
Củ gừng là dược liệu được y học cổ truyền sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm xoang và nhiều bệnh lý khác. Thảo dược này tính ấm, vị cay, được ghi nhận với tác dụng giảm đau, kháng viêm, hoạt huyết, giúp làm thông mũi xoang và chữa lành tổn thương trong xoang.
Y học hiện đại cũng tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng dược lý của gừng. Thảo dược này chứa các hoạt chất capsaicin, salicylate và beta-carotene. Chúng được biết đến với tác dụng kháng viêm, tiêu sưng, diệt khuẩn, giảm đau đầu, nghẹt mũi.
Cách 1: Chườm nước gừng
- Trước tiên, bạn lấy 50 gram gừng giã nát, đem đun sôi cùng 500ml nước
- Nấu khoảng 15 phút cho các hoạt chất trong gừng tiết hết ra nước
- Để cho nước gừng nguội bớt, bạn lấy 1 cái khăn sạch nhúng vào nước thuốc
- Sau đó vớt cho khăn ráo bớt nước rồi chườm lên toàn bộ vùng mũi
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần
Cách 2: Kết hợp gừng với hành củ
- Chuẩn bị gừng và hành mỗi thứ 1 củ
- Cả hai bỏ vỏ, rửa sạch, bỏ vào cối giã nát để lấy nước cốt
- Sử dụng hỗn hợp thu được nhỏ trực tiếp vào hai bên lỗ mũi 3 lần trong ngày, mỗi lần vài giọt.
- Sau mỗi lần nhỏ thuốc, xoa nhẹ hai bên cánh mũi để dung dịch đi vào trong xoang, để vài phút rồi xì nhẹ.
4. Thảo dược cây cỏ mực
Cây cỏ mực chính là cái tên được nhắc đến tiếp theo trong danh sách các loại thảo dược trị viêm xoang hiệu quả từ dân gian. Đông y ghi nhận, loại cây này có tính hàn, vị chua, không chứa độc. Cây có tác dụng lương huyết, giải nhiệt, cầm máu, giúp làm giảm hiện tượng xuất huyết, viêm nhiễm trong xoang mũi.
Các nghiên cứu từ y học hiện đại cũng đã phát hiện ra nhiều hoạt chất có tác dụng kháng viêm, bảo vệ niêm mạc mũi xoang khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân có hại. Chẳng hạn như saponin, alkaloids hay alpha-terthienyl-methanol… Chính vì lý do này mà cây cỏ mực được nhiều người tin dùng làm thuốc chữa viêm xoang tại nhà.
Cách 1: Uống thuốc sắc từ cỏ mực
- Mỗi ngày bạn lấy 15 gram cây cỏ mực đem rửa sạch
- Bỏ vào ấm, đổ ngập nước sắc kỹ trong 20 phút
- Gạn thuốc sắc trong ấm ra, để nguội bớt rồi chia làm 2 – 3 lần uống
- Dùng mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng viêm xoang chấm dứt hẳn.
Cách 2: Nhỏ nước lá cỏ mực
- Lá cỏ mực sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để khử khuẩn, bạn đem giã nát
- Vắt lấy nước cốt dùng tương tự như thuốc nhỏ mũi
- Mỗi lần nhỏ 1 – 2 giọt và lặp lại 2 – 3 lần trong ngày để trị viêm mũi xoang dị ứng hay viêm xoang do các nguyên nhân khác.
- Sau mỗi lần sử dụng thuốc, bạn chờ vài phút sau hãy xì nhẹ để loại bỏ hết dịch mũi đã được làm loãng ra ngoài. Sau đó lấy nước muối sinh lý nhỏ lại mũi lần nữa cho sạch.
5. Thảo dược lá trầu không
Nếu đang tìm kiếm một loại thảo dược trị viêm xoang an toàn, bạn có thể cân nhắc sử dụng lá trầu không. Thảo dược này khá lành tính, có thể dùng để điều trị viêm xoang cho trẻ em trên 12 tuổi và người trưởng thành.
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm. Thảo dược này có tác dụng tán hàn, tiêu thũng, chỉ thống, sát trùng. Các hoạt chất được tìm thấy trong lá trầu còn có đặc tính kháng sinh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm xoang, đẩy lùi các triệu chứng bệnh một cách tự nhiên mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho sức khỏe.
Cách 1: Dùng lá trầu làm thuốc xông mũi
- Lấy 1 nắm lá trầu đem rửa sạch, vò nát
- Đun sôi 1 tô nước rồi bỏ lá trầu vào nấu thêm 5 phút nữa
- Khi nước còn nóng lấy xông mũi trong khoảng 10 phút giúp sát trùng tại chỗ và làm loãng dịch nhầy, tăng cường dẫn lưu xoang mũi
- Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 lần trong khoảng 2 tuần để thấy được hiệu quả rõ ràng.
Cách 2: Kết hợp lá trầu với rượu và cây ngũ sắc trị viêm xoang
- Chuẩn bị 50 gram lá trầu không, 200ml rượu trắng, 1 nắm cây ngũ sắc
- Trước tiên, rửa sạch lá trầu rồi đem xay nhuyễn, bỏ vào bình thủy tinh ngâm chung với rượu trắng.
- Cây ngũ sắc giã nát lấy nước cốt
- Khi sử dụng, lấy 10 ml rượu lá trầu đem ngâm trong miệng khoảng 5 phút. Kết hợp lấy nước cốt cây ngũ sắc nhỏ vào mũi và xì nhẹ để loại bỏ dịch ứ đọng trong xoang ra ngoài.
- Kiên trì áp dụng mỗi ngày 2 lần trong 7 ngày liên tục
6. Thảo dược cây hoàng bá
Hoàng bá là thảo dược quý có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền. Cây thuốc này cũng được thu hái về làm thuốc điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi.
Chiết xuất từ cây hoàng bá chứa nhiều Berberin và nhiều chất có hoạt tính sinh học cao giúp giảm viêm, cầm tiêu chảy, ức chế vi khuẩn. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng tiêu độc, sát trùng, kháng viêm nên được sử dụng để chữa viêm xoang.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 20 gram cây hoàng bá khô, chia làm 2 phần đều nhau
- Đem 10 gram dược liệu đã chuẩn bị ngâm với 100ml nước sạch trong 24 tiếng
- Lọc lấy nước ngâm cho vào ấm, đem nấu chung với 10 gram hoàng bá còn lại
- Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi được dung dịch hoàng bá 10% thì ngưng
- Gạn nước thuốc bỏ vào trong 1 lọ nước muối sinh lý đã sử dụng hết
- Dùng nhỏ mũi mỗi ngày 3 – 4 lần giúp cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh viêm xoang gây ra.
7. Thảo dược cây giao
Cây dao là thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh, được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Nhờ tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm đau tự nhiên mà cây giao có thể giúp cải thiện được mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm xoang, giúp ức chế phản ứng viêm và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị khoảng 20 đốt cây giao, đem rửa sạch, cắt khúc ngắn. Khi cắt bạn nên cẩn thận không để nhựa giao bắn vào mắt vì trong nhựa của cây có độc
- Đun sôi 1 ấm nước, bỏ cành giao vào tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa
- Để trị bệnh viêm xoang, bạn lấy 1 tờ bìa to cuộn tròn lại thành ống nhỏ. 1 đầu đưa vào vòi ấm, 1 đầu đưa lại gần lỗ mũi để dẫn hơi nước lên xông mũi
- Thực hiện theo cách này mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần xông khoảng 20 phút. Chú ý giữ khoảng cách an toàn cho mũi để không bị bỏng.
8. Thảo dược cây lược vàng
Trong danh sách các loại thảo dược trị viêm xoang dễ kiếm quanh nhà còn có cây lược vàng. Sở dĩ, thảo dược này được sử dụng để điều trị viêm xoang là nhờ chứa các thành phần sát khuẩn, giảm đau tự nhiên.
Bộ phận được sử dụng để chữa bệnh là lá cây. Những lá già được thu hái vào lúc sáng sớm được đem rửa sạch để trị viêm xoang.
Cách 1: Nhai nuốt lá lược vàng
- Lá lược vàng tươi đem rửa sạch
- Mỗi ngày bạn lấy khoảng 4 bỏ vào miệng nhai kỹ và nuốt lấy nước cốt
- Thực hiện trong 1 – 2 tuần liên tục để bệnh viêm xoang có tiến triển tốt
Cách 2: Dùng lá lược vàng chưng với dầu ăn
- Lấy vài lá lược vàng rửa sạch, thái nhỏ
- Bỏ dược liệu vào chưng chung với một ít dầu thực vật cho đến khi lá mềm
- Để nguội, gạn dung dịch bỏ vào bình thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần
- Để sử dụng, bạn lấy một ít tăm bông thấm dung dịch thoa vào niêm mạc mũi, để khoảng 5 phút sau thì xì nhẹ để hỉ dịch mũi ra ngoài
- Áp dụng mỗi ngày 2 lần trong khoảng 1 tháng liên tục
9. Thảo dược cây kinh giới
Cây kinh giới vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc khá quen thuộc. Trong cây chứa nhiều tinh dầu có đặc tính kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của nhiều chủng virus, vi khuẩn gây bệnh viêm xoang.
Ngoài ra, tính ấm của thảo dược này còn giúp tán hàn, giữ ấm mũi xoang, đồng thời kích thích lưu thông máu đến xoang bị nhiễm trùng, làm tổn thương bên trong nhanh được chữa lành.
Cách sử dụng:
- Chuẩn bị 8 gram kinh giới kết hợp với 8 gram bạc hà, 12 gram cây ngũ sắc, 8 gram húng quế và 12 gram lá cối xay
- Tất cả các dược liệu trên bỏ vào ấm sắc chung với 3 bát nước đến khi cạn còn 1 bát
- Chia thuốc sắc làm 2 phần đều nhau uống hết trong ngày
10. Thảo dược lá bỏng
Lá bỏng cũng là thảo dược được đánh giá cao về tác dụng điều trị viêm xoang. Cây thuốc này có tác dụng giải nhiệt, tiêu độc, giảm viêm, giúp làm thông thoáng đường thở khi bị viêm xoang.
Cách sử dụng:
- Bạn hái vài cái lá bỏng đem rửa sạch với nước muối pha loãng
- Bỏ thuốc vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt
- Khi có dấu hiệu bị viêm xoang có thể lấy bông gòn thấm nước lá bỏng thoa vào 2 bên mũi
- Day nhẹ cánh mũi để thuốc đi sâu vào bên trong, khoảng 5 phút sau xì nhẹ cho dịch nhầy ứ đọng bên trong được đào thải ra ngoài
- Áp dụng liên tục mỗi ngày 3 – 4 lần tùy theo tình trạng viêm xoang.
Lưu ý khi trị viêm xoang bằng thảo dược
Các bài thuốc chữa viêm xoang từ thảo dược giúp cải thiện triệu chứng bệnh nhờ hoạt chất tự nhiên có sẵn. Chính vì vậy, chúng không cho tác dụng nhanh và mạnh bằng thuốc tân dược. Hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của từng đối tượng sử dụng. Bạn chỉ nên sử dụng thảo dược trị viêm xoang tại nhà khi bệnh còn nhẹ nhưng cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào. Lưu ý lựa chọn nguồn thảo dược sạch, có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Ngoài ra, để nhanh thấy được hiệu quả, ngoài việc kiên trì sử dụng thảo dược thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý
- Hạn chế đến những nơi có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá. Khi đến những khu vực này cần đeo khẩu trang để bảo vệ cho mũi.
- Giữ vệ sinh không gian sống sạch sẽ. Thường xuyên quét dọn, lai chùi nhà cửa và giặt giũ chăn màn, vỏ gối, ga trải giường để vi khuẩn và nấm gây bệnh không có cơ hội phát triển.
- Tiếp tục sử dụng thuốc điều trị viêm xoang do bác sĩ kê đơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc tây kết hợp với thảo dược để ngăn ngừa hiện tượng tương tác ngoài ý muốn.
- Thêm các loại hoa quả giàu vitamin C, rau xanh vào trong chế độ ăn để cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm để làm loãng dịch nhầy, tăng cường khả năng dẫn lưu trong xoang, chống nghẹt mũi, khó thở.
- Tập thể dục mỗi ngày 20 – 30 phút để tăng cường thể trạng, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn khi bị các tác nhân gây viêm xoang tấn công.
- 10 Loại cây khắc tinh của hôi miệng bạn đã biết
- “Chân ái” chăm da của phụ nữ Pháp chính là sử dụng càng ít sản phẩm càng tốt
- “Nóng trước lạnh sau” – bí kíp rửa mặt chống lão hóa giúp Song Hye Kyo giữ vững nhan sắc tường thành
- 10 Sản Phẩm Chăm Sóc Da Mặt Cơ Bản Mà Mọi Loại Da Cần Có
- Thực hiện chuẩn chỉnh bước tẩy da chết, da bạn sẽ sáng hồng bóng mướt và tươi trẻ